Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Đồng hồ đo áp suất khí gas

Đồng hồ đo áp suất khí gas. Đồng hồ đo áp suất chống cháy nổ. Báo giá đồng hồ đo áp suất chuyên dùng cho môi trường nguy hiểm như gas, dầu khí,…Đồng hồ đo áp suất khí gas và đồng hồ đo áp suất dùng cho các nhà máy lọc hóa dầu. Đồng hồ đo áp suất có chứng năng chống cháy nổ ở các khu vực dễ cháy nổ như : Zone 0, Zone 1, Zone 2. Cảm biến đo áp suất chống cháy nổ
Đồng hồ đo áp suất khí gas
Hình đồng hồ đo áp suất khí gas hãng Georgin – Pháp

Thông số kỹ thuật đồng hồ đo áp suất khí gas

  • Đường kính mặt đồng hồ : 100mm và 150mm
  • Cấu tạo vỏ : Inox 304
  • Đồng hồ đo áp suất khí gas nói riêng và đồng hồ đo áp suất chống cháy nổ nói chung thì các thông số kỹ thuật gần như tương tự nhau.
  • Dãy đo áp suất : -1…1000bar
  • Đồng hồ có dầu hoặc không dầu tùy vào yêu cầu khách hàng.
  • Chân ren kết nối : G1/2″
  • Chỉ số chống nước, chống bụi : IP65 hoặc Option IP67
  • Nhiệt độ tại chân kết nối : max +200 ºC
  • Nhiệt độ xung quang đồng hồ : -40ºC…+65 ºC
  • Chỉ số chống cháy nổ : ATEX Versison

Các thông số cơ bản của tiêu chuẩn chống cháy nổ

Ngày nay các tiêu chuẩn chống cháy nổ được ưu tiên hàng đầu khi chọn thiết bị cho các vùng nguy hiểm, tạm gọi là vùng dễ gây cháy nổ. Theo qui định các tiêu chuẩn chống cháy nổ quốc tế thì vùng nguy hiểm được chia làm 2 phần như sau : (xem hình bên dưới )
Đồng hồ đo áp suất khí gas
Hình : Phân loại 2 vùng nguy hiểm giữ khí và bụi dễ gấy cháy nổ
Ý nghĩa các thông số trên như sau :
  • G = Gas (khí) dễ gây cháy nổ
  • D = Dust (bụi) dễ gây cháy nổ
  • Vùng 0, 1, 2 (Zone 0, Zone 1, Zone 2) dùng cho khí.
  • Vùng 20, 21, 22 ( Zone 20, Zone 21, Zone 22 ) dùng cho bụi
  • Chỉ số vùng càng thấp mức độ nguy hiểm càng cao. Ví dụ như : Zone 0, Zone 20
Phân loại theo nhóm thiết bị:
  • Nhóm I : Thiết bị bố trí trên bề mặt
  • Nhóm II : Thiết bị bố trí dưới mặt đất như hầm mỏ,…
Phân loại theo mục thiết bị cho từng vùng :
  • Mục 1 : Thiết bị được sử dụng trong vùng 0 (Zone 0), vùng 20 (Zone 20)
  • Mục 2 : Thiết bị sử dụng trong vùng 1 (Zone 1), vùng 21 (zone 21)
  • Mục 3 : Thiết bị được sử dụng trong vùng 2 (Zone 2), vùng (zone 22)
  • Mục M1 : Các thiết bị được sử dụng trong khai thác mỏ Vùng 0 (Zone 0), vùng 1 (Zone 1). Thiết bị khu vực này có thể hoạt động khi xuất hiện có khí methane
  • Mục M2 : Các thiết bị có thể sử dụng cho vùng 2 (Zone 2). Thiết bị phải dừng lại khi xuất hiện khí methane.
Đồng hồ đo áp suất khí gas
Hình : Catalog đồng hồ đo áp suất khí gas hãng Georgin – Pháp

Ứng dụng đồng hồ đo áp suất khí gas

Đồng hồ đo áp suất chống cháy nổ thường được sử dụng cho các môi trường nguy hiểm dễ cháy nổ ở các khu vực Zone 0, Zone 1, Zone 20.

Vì sao nên sử dụng đồng hồ đo áp suất chống cháy nổ ?

Ở những khu vực như Zone 0, Zone 20 thì xung quanh đồng hồ là những chất khí, và bụi dễ gây cháy. Nếu ở khu vực này mà đồng hồ không có chứng chỉ chống cháy nổ thì khi đồng hồ theo nguyên lý hoạt động ống bourdon sẽ co giản và bánh răng ăn khớp với nhau hoạt động liên tục sẽ tạo ra ma sát. Do vật liệu của đồng hồ làm bằng kim loại nên khi có ma sát sẽ tạo ra điện tích xung quanh đồng hồ. Như vậy khi đồng hồ có một điện tích tuy nhỏ nhưng khi tiếp xúc với chất khí và bụi dễ cháy sẽ gây ra hiện tượng tự bốc cháy. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chọn đồng hồ đo áp suất có chỉ số chống cháy nổ ATEX
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi.
Chính sách công ty chúng tôi : WIN-WIN. Giá tốt nhất cho dự án & dành cho thương mại mua với số lượng nhiều.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn

Các loại cảm biến điện dung

Các loại cảm biến điện dung. Thiết bị đo mức điện dung. Cảm biến báo mức dạng điện dung. Cảm biến báo mức chất lỏng, chất rắn, dạng ON-OFF tín hiệu ngõ ra tiếp điểm relay. Thiết bị đo mức chất lỏng, chất rắn liên tục tín hiệu ngõ ra tuyến tính Analog 4-20mA, 0-10V. Cách sử dụng cảm biến điện dung để đo mức hoặc báo mức chất lỏng, chất rắn cần lưu ý nhiệt độ, áp suất, tiếp xúc trực tiếp với cảm biến để đảm bảo độ bền của cảm biến. Cảm biến điện dung là gì? Ứng dụng cảm biến điện dung. Ở bài viết này tôi sẽ phân loại ra từng loại cảm biến để anh em hiểu rõ hơn về cảm biến điện dung.
Các loại cảm biến điện dung
Hình 1 : Cảm biến đo mức điện dung hãng Dinel – CH Séc
Cảm biến đo mức dạng điện dung tôi chia ra làm 4 loại cơ bản sau :
  1. Cảm biến đo mức liên tục chất lỏng
  2. Cảm biến đo mức liên tục chất rắn
  3. Cảm biến báo mức chất lỏng
  4. Cảm biến báo mức chất rắn
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng mục nhé.

  1. Cảm Biến Đo Mức Liên Tục Chất Lỏng

Để đo mức chất lỏng liên tục dạng tuyến tính ngõ ra Analog 4-20mA, 0-10v. Điều điều tiên phải xác định được chất lỏng là loại nào? Chất lỏng dẫn điện như : nước, dung dịch của nước,…Chất lỏng không dẫn điện như : dầu Diesel, xăng, các hợp chất từ dầu mỏ, dầu thực vật. Đối với những môi trường dễ gây cháy nổ thì phải sử dụng phiên bản dành cho môi trường nguy hiểm được ký hiệu ” Xi ” hoặc vừa nguy hiểm và nhiệt độ cao ” XiT “.
Thông số kỹ thuật và nguyên lý hoạt động các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây nhé.
các loại cảm biến điện dung
Hình 2 : Cách xác định khoảng cách lắp cảm biến phù hợp
 Xác định vị trí lắp cảm biến cần chú ý :
  • Chiều dài của que đo mức là bao nhiêu mm ? Khoảng cách ( E ) trên hình 2
  • Khoảng cách lắp cảm biến đến mặt bên của bồn chứa (a) hoặc (d) hình 2, được tính theo công thức : E/20 (đơn vị là mm)
  • Cảm biến phải cách đáy bể một khoảng ít nhất là 50mm. Khoảng cách này gọi là (h) trên hình 2.
Cần xác định nhiệt độ làm việc của cảm biến là bao nhiêu độ C ? Nếu nhiệt độ tại chân kết nối của cảm biến cao hơn 80 độ C thì phải dùng phiên bản chịu nhiệt độ cao. Ký hiệu phiên bản nhiệt độ cao ” NT ” hoặc ” XiT”
Xác định áp suất làm việc của cảm biến là bao nhiêu bar ? Để chọn loại cảm biến phù hợp nhất.

2. Cảm biến điện dung đo mức liên tục chất rắn

Cảm biến điện dung đo mức chất rắn dạng tuyến tính Analog 4-20mA, 0-10v được sử dụng ngày càng phổ biến, do giá thành tương đối rẻ so với các loại cảm biến dạng Radar, hoặc các loại cảm biến sóng điện từ khác. Các ưu điểm như giá thành rẻ, phạm vi đo khá rộng lên tới 20 mét. Cảm biến loại điện dung đo mức chất rắn thường dùng cho những silo chứa nguyên liệu rắn, mà yêu cầu độ sai số không cao. Sai số khoảng 1% trên toàn dãy đo.
các loại cảm biến điện dung
Hình 3 : Nguyên lý hoạt động cảm biến điện dung đo mức chất rắn
Một số lưu ý khi chọn cảm biến đo mức chất rắn điện dung :
  • Chất rắn phải là vật liệu rời, độ bám dính thấp.
  • Nhiệt độ và áp suất trong silo chứa chất rắn cũng cần lưu ý.
  • Khoảng cách lắp cảm biến cần được tính toán sao cho phù hợp với dãy đo. (theo hình 2)

3. Cảm biến báo mức chất lỏng

Cảm biến điện dung dùng để báo mức chất lỏng dạng ON-OFF được sử dụng thay thế các cảm biến dạng phao hoạt động không ổn định. Với ưu điểm độ nhạy cao, hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ, áp suất cao. Cảm biến báo mức dạng điện dung với tín hiệu ngõ ra relay NPN, PNP,…nên có thể đấu trực tiếp vào PLC điều khiển tín hiệu. Cài đặt cảm biến thường đóng hay thường mở được thực hiện dễ dàng bằng bút từ (MP8) của hãng.
các loại cảm biến điện dung
Các loại cảm biến điện dung
Hình 4 : Cảm biến điện dung báo mức nước ON-OFF
Các yêu cầu cần thiết để chọn cảm biến báo mức dạng điện dung sao cho đúng.
  • Xác định chất lỏng cần báo mức là gì? Ví dụ như : nước, dầu, hóa chất,…
  • Cần xác định vị trí lắp cảm biến, từ trên xuống hay lắp bên hông của bồn chứa. Xác định khoảng cách cần báo mức là bao nhiêu mm ?
  • Xác định nhiệt độ, áp suất trong bồn chứa là bao nhiêu ?
  • Xác định tín hiệu ngõ ra relay của cảm biến là loại nào? Ví dụ như : PNP, NPN, NAMUR,…

4. Cảm biến điện dung báo mức chất rắn

Cảm biến báo mức chất rắn dạng báo đầy – báo cạn đối với các chất rắn dạng hạt như cát, sỏi, hạt nhựa,…thường sử dụng cảm biến dạng xoay. Do giá thành tương đối rẻ, độ bền, độ chính xác cao. Nhưng đối với một môi trường cần báo mức chất rắn như : sữa bột, ngành thực phẩm, dược phẩm yêu cầu cao hơn thì phải dùng loại điện dung để báo mức.
Các loại cảm biến điện dung
Hình 5 : Cách lắp đặt cảm biến điện dung
 Các lưu ý khi chọn cảm biến báo mức chất rắn điện dung.
  • Thứ nhất : xác định chất rắn có độ bám dính cao không?
  • Thứ hai : chọn cảm biến có tiếp điểm thường đóng hay thường mở. Vì cảm biến loại này không thể cài đặt bằng bút từ được như cảm biến báo mức nước.
  • Thứ ba : Xác định vị trí lắp cảm biến, từ trên xuống hay lắp bên hông của bồn chứa ? Xác định độ dài của cảm biến
  • Thứ tư : Xác định nhiệt độ, áp suất làm việc của cảm biến.
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Bài viết mang tính chất chia sẻ giúp mọi người có sự tham khảo chung về tính năng của cảm biến điện dung. Một số khách hàng khi liên hệ với chúng tôi để tư vấn về cảm biến điện dung, nhưng chưa xác định được các thông số như : cảm biến loại tuyến tính hay báo mức ON-OFF, vị trí lắp cảm biến, nhiệt độ,…Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh / chị có thể định hình được loại cảm biến đang cần dùng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Các loại cảm biến đo nhiệt độ

Các loại cảm biến đo nhiệt độ. Cảm biến đo nhiệt độ loại pt100 là gì? Các ứng dụng cảm biến đo nhiệt độ trong công nghiệp. Tại sao sử dụng cảm biến đo nhiệt độ ? Giá cảm biến đo nhiệt độ hàng châu Âu – G7 là bao nhiêu?Có bao nhiêu loại cảm biến đo nhiệt độ? Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi trên một cách chi tiết nhất.
các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 1 : Cảm biến đo nhiệt độ loại dây và loại củ hành
Ngày nay cảm biến đo nhiệt độ được sử dụng hầu như tất cả các nhà máy. Chức năng chính của cảm biến đo nhiệt độ là để đo chính xác nhiệt độ tại vị trí cần đo. Thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu hoặc vi mạch gắn trên cảm biến nhiệt độ, sẽ hiển thị giá trị nhiệt độ và đưa tín hiệu về PLC, DCS để điều khiển tín hiệu hoàn toàn tự động.
Cảm biến đo nhiệt độ là gì ?
Về cấu tạo cảm biến đo nhiệt độ chia ra là 2 phần :
  • Cảm biến đo nhiệt độ loại dây
  • Cảm biến đo nhiệt độ loại củ hành
Về tính năng và nguyên lý cảm biến đo nhiệt độ cũng được chia 2 phần :
  • Cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở : Có nghĩa là nhiệt độ thay đổi sẽ làm thay đổi điện trở nhiệt trong cảm biến. Tín hiệu là Ohm. Các loại cảm biến nhiệt độ loại RTD như : PT100, PT1000, PT500, Ni100,…
  • Cảm biến đo nhiệt độ loại cặp nhiệt điện : Có nghĩa là bên trong một cảm biến có cấu tạo 2 thanh kim loại khác nhau và hàn dính lại một đầu. Tín hiệu là mV (milivon). Các loại cảm biến đo nhiệt độ loại Thermocouple như : Can nhiệt loại K, S, R,….
Sau khi hiểu về khái niệm tổng quan về cảm biến đo nhiệt độ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nhé.

Các loại cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở. ( Loại cảm biến nhiệt RTD)

Nguyên lý hoạt động : Cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi giá trị điện trở. Theo cách qui đổi : 100 Ohm = 0 ºC. Giá trị điện trở thay đổi theo tỉ lệ thuận với giá trị nhiệt độ cảm biến. Dãy đo nhiệt độ khoảng : -200…650 oC. Tuy nhiên dãy đo nhiệt độ còn tùy vào nhà sản xuất và chất lượng của vật liệu.
Cảm biến đo nhiệt độ PT100 là gì ? Tạo sao có tên gọi như vậy ? PT là viết tắt của vật liệu nhiệt điện trở ” Platinum ” . Số 100 có nghĩa là điện trở 100 Ω tại nhiệt độ 0 ºC. Tương tự cho cảm biến nhiệt độ Ni100. Chữ Ni là viết tắt của vật liệu nhiệt điện trở : Nickel
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ loại RTD củ hành
Các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 2 : Cấu tạo cảm biến đo nhiệt độ loại RTD củ hành
 Theo hình trên cảm biến đo nhiệt độ được chia làm 6 phần :
Phần 1 : Thanh điện trở của cảm biến được cấu tạo từ vật liệu là Platinum cho cảm biến đo nhiệt độ loại PT100. Vật liệu là Nickel cho cảm biến loại Ni. Thanh điện trở này là yếu tố quyết định chất lượng của cảm biến. Nếu độ tinh khiết của vật liệu kém thì độ nhạy của cảm biến sẽ không cao, độ bền cũng vậy.
Phần 2 : Dây tín hiệu của cảm biến nhiệt độ Dây cảm biến nhiệt độ có 3 loại sau : Cảm biến nhiệt độ loại 2 dây, 3 dây, 4 dây. Vật liệu của dây cảm biến tùy thuộc vào mỗi hãng sản xuất. Tuy nhiên ngoài thực tế có loại cảm biến 6 dây và 8 dây => đó là loại cảm biến đôi các bạn nhé.
Các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 3 : Sơ đồ dây của cảm biến nhiệt độ RTD
Phần 3 : Chất cách điện. Gốm được chọn làm chất cách điện hầu hết cho các cảm biến nhiệt độ. Có tác dụng ngăn chặn ngắn mạch, cách điện các dây nối với vỏ bọc bên ngoài.
Phần 4 : Chất làm đầy. Vật liệu Alumina được làm khô và điền đầy vào cảm biến. Có tác dụng chống rung cho cảm biến.
Phần 5 : Vỏ cảm biến. Thông thường cảm biến nhiệt độ RTD có cấu tạo vỏ là vật liệu Inox 304 hoặc 316L,… Vỏ cảm biến là phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường cần đo như : nước, dầu, hóa chất,… Với một số môi chất tính ăn mòn cao thì chúng ta nên đo gián tiếp bằng cách lắp thêm một ống bảo vệ gọi là Thermowell.
Phần 6 : Đầu cảm biến. Cảm biến đo nhiệt độ có phần đầu cảm biến này gọi là cảm biến đo nhiệt độ đầu củ hành.
Các ứng dụng của cảm biến đo nhiệt độ RTD dạng củ hành : Cảm biến hoạt động tốt trong môi trường nước, dầu, hóa chất,…Thông thường cảm biến loại củ hành được sử dụng trong các lò đốt nhiệt độ làm việc dưới 650 ºC
Cảm biến đo nhiệt độ RTD loại dây :
Các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 4 : Cảm biến đo nhiệt độ loại dây
Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ loại dây : chỉ khác cấu tạo cảm biến loại củ hành là không có phần số 6 ( đầu cảm biến ). Các phần còn lại điều giống nhau.
Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ RTD loại dây : dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực có diện tích nhỏ hẹp và nhiệt độ tương đối thấp. Ví dụ như : đo nhiệt độ vòng bi của các máy công suất lớn. Đo nhiệt độ trong các nhà máy sấy. Đo nhiệt độ trong các bồn trộn có gia nhiệt. Nhiệt độ max 250 ºC

Cảm biến đo nhiệt loại cặp nhiệt điện. Còn gọi là Thermocouple

Các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 5 : Cấu tạo cảm biến đo nhiệt độ loại K
Nguyên lý hoạt động : Can nhiệt cặp nhiệt điện được cấu tạo từ hai thanh kim loại khác nhau được hàn dính lại một đầu. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh cảm biến thay đổi sẽ tạo ra một dòng điện được tính bằng mV (milivon). Dòng điện tăng hoặc giảm tỉ lệ thuận với nhiệt độ của môi chất cần đo.
Cấu tạo của cảm biến nhiệt điện : có cấu tạo tương tự như cảm biến nhiệt độ RTD nhưng chỉ khác ở chỗ là cặp nhiệt điện được cấu tạo từ hai vật liệu kim loại khác nhau.
Ứng dụng của cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple : Nếu cảm biến đo nhiệt độ PT100, RTD chỉ đo được nhiệt độ dưới 650 ºC. Khi nhiệt độ cao hơn 650 ºC hoặc nhiệt độ đo thường xuyên ở mức 650 ºC – 1000 ºC thì phải dùng can nhiệt loại K, S, R,… để đảm bảo độ bền của cảm biến.
Cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple loại dây.
Các loại cảm biến đo nhiệt độ
Hình 6 : Cấu tạo cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple
Cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple loại dây được dùng để đo nhiệt độ ở những khu vực nhỏ hẹp nhiệt độ cao khoảng 400 ºC trở xuống.
Các thông số kỹ thuật cần biết khi chọn mua cảm biến nhiệt như sau :
  1. Xác định được nhiệt độ cần đo khoảng bao nhiêu ºC ? Nhiệt độ maximum là bao nhiêu ºC
  2. Cần xác định loại cảm biến là loại dây hay là loại củ hành ?
  3. Xác định chiều dài của cảm biến là bao nhiêu mm ?
  4. Xác định đường kính của cảm biến là bao nhiêu mm ?
  5. Kết nối ren loại nào ? (nếu có)
Chân thành cảm ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Khi quý khách có nhu cầu mua cảm biến đo nhiệt độ hàng châu Âu hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có giá tốt nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Nhân viên kỹ thuật & SEO :
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn

Iot là gì và các ứng dụng của Iot trong công nghiệp

Iot là gì ? Ứng dụng Iot trong công nghiệp và đời sống hằng ngày. Khoảng 2-3 năm về trước chúng ta đã nghe về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rồi đúng không nào? Sau một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về ” IoT ” từ các nguồn thông tin uy tín. Ở bài viết này tôi xin chia sẻ những khái niệm cơ bản về Iot và chúng tôi đang tập trung phát triển Iot trong công nghiệp, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong các ứng dụng Iot trong cuộc sống của chúng ta.
Tôi xin nhắc lại khái niệm IoT là gì ? IoT hoạt động ra sao? IoT là viết tắt 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh của ” Internet of Things ” có thể hiểu đơn giản là kết nối vạn vật với nhau thông qua Internet. Hiện nay việc kết nối giữa con người với nhau thông qua mạng xã hội là rất phổ biến, nhưng khoảng 10 năm về trước thì là một khái niệm rất xa lạ với hầu hết mọi người. IoT là một dạng kết nối rất rộng lớn, tôi dự đoán khoảng 5 năm nữa khái niệm về Iot sẽ được phổ biến như mạng xã hội hiện nay.
Iot là gì ? Ứng dụng Iot trong công nghiệp
Hình 1 : Ứng dụng IoT trong cuộc sống
IoT thực sự là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin của thế giới hiện đại. Khi mỗi thiết bị, và con người được cấp một mã định danh riêng, tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua mạng Internet mà không cần sự tương tác giữa con người với con người, hoặc giữa người với máy tính.
IoT là thuật ngữ kết nối vạn vật thông qua Internet. Như vậy vạn vật này cần điều kiện gì để kết nối Internet ? Cách hiểu đơn giản để kết nối Internet là chúng phải có một địa chỉ gọi là IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới.

Các ứng dụng IoT trong thực tế và lợi ích của IoT tạo ra cho con người

  1. Ứng dụng IoT cho nhà thông minh hay còn gọi là Smarthome hay phát triển xa hơn nữa là thành phố thông minh trong tương lai. Hiện nay dịch vụ lắp đặt các thiết bị cho nhà thông minh được phát triển rất mạnh. Các thiết bị trong ngôi nhà của bạn như : đèn, quạt, camera,…và các thiết bị khác sẽ được kết nối Internet. Thông qua mạng Internet người chủ có thể tắt mở các thiết bị trong nhà của mình ở mọi nơi trên thế giới chỉ cần có kết nối Internet. Có thể điều khiển thiết bị bằng máy tính, điện thoại, máy tính bảng. => Lợi ích tạo ra cho con người là gì ? Chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện, bảo vệ ngôi nhà của bạn thông qua các thiết lập khi có người bên ngoài xâm nhập,….
IoT là gì? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 2 : Ứng dụng IoT cho nhà thông minh (Smarthome)
2. Ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp
Kết nối các thiết bị công nghiệp và điều khiển thông qua Internet là một vấn đề cực kỳ hấp dẫn với anh em làm trong ngành kỹ thuật. Các nhà máy tại Việt Nam chúng ta hiện nay các thiết bị điều khiển hầu hết được kết nối với PLC, DCS hoặc SCADA điều khiển tự động hoạt bán tự động. Nhưng khi áp dụng IoT vào trong nhà máy việc quản lý các hệ thống này được thông qua Internet. Người quản lý không cần đến nhà máy cũng biết được các thông số của máy móc hoạt động ra sao. Và hơn hết chúng ta có thể điều khiển các thiết bị được kết nối ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua Internet.
IoT là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 3 : Ứng dụng hệ thống SCADA hiện nay
Như vậy thông qua việc kết nối các thiết bị trong nhà máy, chúng ta sẽ biết được máy móc vận hành ra sao, điều khiển thiết bị từ xa, kiểm soát mức nhiên liệu có trong bồn chứa, các nguyên vật liệu trong từng silo,…
IoT là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 4 : Ứng dụng IoT kết nối các cảm biến nhiệt độ

Các yếu tố cần thiết để kết nối thiết bị công nghiệp với hệ thông Internet

  1. Các cảm biến trong nhà máy phải kết nối được với truyền thông Modbus
  2. Từ truyền thông Modbus phải thông qua bộ chuyển đổi trung gian từ Modbus lên Internet
  3. Để truy cập vào hệ thống của nhà máy. Chúng ta cần thêm Webserver.
Ba yếu tố cơ bản để kết nối các thiết bị lên Internet. Nhưng để các thiết bị cảm biến này hoạt động đúng theo yêu cầu cụ thể của từng khu vực, thì chúng tôi phải lập trình hệ thống theo yêu cầu cụ thể cho từng cảm biến, từng khu vực của nhà máy.
IoT là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 5 : Ứng dụng IoT trong tất cả thiết bị trong nhà máy
Kết nối Internet các thiết bị và quản lý chúng thông qua Internet liệu có an toàn?
Ngày nay với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp 4.0 để tránh các rủi ro về độ bảo mật của hệ thống. Để can thiệp vào hệ thống quản lý và điều hành thiết bị của nhà máy phải thông qua các bước bảo mật. Hệ thống truy cập vào phần điều khiển sẽ bị hạn chế đến mức tối đa. Chủ yếu là để theo dõi và quản lý hiệu quả nhất thiết bị
 3. Ứng dụng IoT vào nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta hiện nay. Nếu chúng ta vẫn làm theo cách truyền thống thì vẫn nhận kết quả như ngành nông nghiệp hiện nay. Thực phẩm sạch là một nhu cầu thiết yếu và là xu hướng trong tương lai. Thực phẩm không rõ nguồn gốc và dư lượng thuốc hóa học sẽ không còn tồn tại trong tương lai không xa, khi mức sống của người dân được cải thiện. Quay trở lại ứng dụng IoT trong ngành nông nghiệp chúng ta sẽ làm được gì, so với với cách truyền thống.
Nông nghiệp công nghệ cao được chia làm 2 phần : Chăn nuôi và trồng trọt.
Đối với ngành chăn nuôi thì ở Việt Nam chúng ta có trang trại của các công ty lớn như : Vinamilk, TH True Milk,…Ở những trang trại này những cô bò sữa sẽ được gắn chíp để theo dõi sức khỏe, sinh sản, sức ăn của mỗi con trong đàn,… mọi thông tin về tình hình sức khỏe của bò sẽ được đưa về trung tâm điều khiển. Khi có bò bị bệnh sẽ được cách ly và điều trị ngay. Mục đích là không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa chung, theo dõi lượng sữa của mỗi con trong trang trại, nếu không đạt năng suất sẽ thải loại.
IoT là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 6 : Ứng dụng IoT trong ngành chăn nuôi bò
Ngành chăn nuôi không chỉ áp dụng IoT cho chăn nuôi bò, mà còn áp dụng sang các trang trại khác như : nuôi gà đẻ trứng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao,…Khi mọi thông tin được kết nối với nhau và tạo ra một hệ thống thông minh, sẽ giúp việc quản lý sản xuất trên qui mô lớn trở nên dễ dàng và tiết kiệm rất nhiều chi phí, nếu chúng ta sử dụng con người như hiện nay.
Đối với ngành trồng trọt thì việc áp dụng IoT cho các trang trại trồng trong nhà kín, nhà màng là việc làm rất cần thiết. Việc theo dõi độ ẩm của đất, nước, không khí,…mỗi cây trồng trong trang trại được gắn chíp theo dõi sức khỏe của cây như : thiếu nước không, chu kỳ bón phân, phát hiện mầm bệnh có thể gây hại cho cây.
Iot là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 7 : Ứng dụng cảm biến đo nhiệt độ vào trồng trọt
Nói đến đây có lẽ một số bạn sẽ thốt lên, cây trồng mà cũng được chăm sóc kỹ hơn con người nữa ? Nhưng thực tế thì nông nghiệp ở Mỹ, Israel,…đã và đang triển khai trên diện rộng. Nông nghiệp ở Mỹ thì chúng ta đã được xem qua hình ảnh rất nhiều về những cánh đồng mẫu lớn, máy móc hiện đại, năng suất thu hoạch cực lớn. Nhưng đối với Israel là một câu chuyện hoàn toàn ngược lại. Họ trồng trọt trên sa mạc đấy các bạn. Ở Israel nước được xem là ” vàng trắng ” nhưng họ đã làm được điều thần kỳ là năng suất của họ cực lớn, hầu hết các sản phẩm được xuất khẩu vào các nước châu Âu, tiêu chuẩn rất cao.
Theo các bạn việc áp dụng IoT vào nông nghiệp ở Việt Nam ta có đáng không? Khi chúng ta có quá nhiều lợi thế về đất đai, và thiên nhiên ban tặng một nguồn nước dồi dào,…
IoT là gì ? Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Hình 8 : Ứng dụng IoT trong nông nghiệp
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Qua bài viết này hy vong các bạn sẽ có cái nhìn cơ bản về các dụng của của IoT trong cuộc sống của chúng ta. Còn rất nhiều ứng dụng khác như : IoT trong nghành y tế, học đường,… Tôi sẽ giới thiệu ở một bài viết khác vậy. Bạn chịu khó đọc đến đây là tôi vui lắm rồi. Bài viết không tránh khỏi sai sót mong mọi người bỏ qua, hãy comment bên dưới giúp các bài viết sau tốt hơn.
Cùng xem video để hiểu hơn về IoT nhé các bạn
Trình chơi Video
00:00
02:31
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nhân viên kỹ thuật & SEO
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn