Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Công dụng cảm biến nhiệt độ là gì ? Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ảnh hưởng thế nào đến động cơ đang hoạt động? Các dấu hiệu nhận biết cảm biến nhiệt độ nước làm mát trên động cơ bị hỏng? Cảm biến nước làm mát có tác dụng giám sát nhiệt độ tại két nước truyền tín hiệu về ECU điều khiển động cơ hoạt động hoàn hảo nhất.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Hình 1 : Cảm biến nhiệt độ trên xe ôtô

Cách đo và kiểm tra cảm biến nhiệt độ xe ô tô

Dấu hiệu nhận biết cảm biến nhiệt độ nước làm mát hư hỏng : tiêu hao nhiên liệu cao bất thường, đèn “check engine”, động cơ bị quá nhiệt, công suất giảm và có hiện tượng kích nổ.
Cách kiểm tra cảm biến nước làm mát động cơ như sau :
+ Xác định vị trí cảm biến nước làm mát trên xe.
+ Tháo giắt nối điện cảm biến ra. Sau đó dùng cờ lê tháo cảm biến ra bên ngoài
Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt phải được thay đổi theo nhiệt độ bảng thông số của nhà sản xuất, các bạn có thể sử dụng 1 cốc nước nóng, lạnh hoặc lấy bật lửa hơ đầu cảm biến nhiệt độ và kiểm tra điện trở thay đổi theo.
  • Khi các bạn dùng bật lửa đốt một đầu cảm biến nhiệt, nếu đo được mức điện trở từ 0,2-0,3Ω  thì cảm biến vẫn đang hoạt động bình thường.
  • Còn khi nhúng vào bên trong nước lạnh, nếu giá trị điện trở tăng từ 4,8-6,6 thì cảm biến vẫn tốt.
  • Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng máy chẩn đoán để kiểm tra sự thay đổi của cảm biến nhiệt khi xe nổ máy.
Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Những trục trặc thường gặp của cảm biến nhiệt làm mát
  • Cảm biến hư.
  • Chạm dương, chạm mát, đứt dây.
  • Hở mạch, thông thường khi bị hở mạch thì cảm biến sẽ ở mức -40 độ C. Một số dòng xe cảm biến nhiệt sẽ được đặt tại mức 20 độ C để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phun nhiên liệu ( Tránh phun nhiên liệu quá đậm khi lỗi mạch).
Ngoài cảm biến nhiệt độ nước làm mát dùng cho cho xe ôtô phần trên. Cảm biến nhiệt độ còn được ứng dụng cho hệ thống làm mát nước trong công nghiệp. Kiểm soát nhiệt độ trên đường ống cấp vào Chiller và hệ thống làm lạnh. Hệ thống làm lạnh công nghiệp chiller này mình xin chia sẻ ở bài viết khác.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này
Tham khảo thêm các bài viết khác :
Nhân viên kỹ thuật & Sale
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn
Web:cambiendoapsuat.vn & prosensor.vn

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Cách chọn cảm biến áp suất

Cách chọn cảm biến áp suất. Cảm biến đo áp suất có bao nhiêu loại ? Mỗi loại dùng cho các trường hợp nào? Chọn mua cảm biến áp suất sao cho đúng và tiết kiệm chi phí nhất. Ngày nay cảm biến đo áp suất không còn xa lạ với anh em làm kỹ thuật như khoảng 10 năm về trước thì ít người biết đến và kênh truyền thông internet cũng ít ai chia sẻ.
Nhưng để chọn được cảm biến áp suất cần chú ý các thông số sau >>> Xin mời xem phần tiếp theo.
Cách chọn cảm biến áp suất
Hình 1 : Cảm biến áp suất màng chịu nhiệt cao

Cách chọn cảm biến áp suất qua thông số kỹ thuật

  1. Dãy đo áp suất là bao nhiêu ? Ví dụ dãy đo áp suất cần dùng để điều khiển biến tần 0-10bar. Áp suất cao nhất 10bar khi đó biến tần sẽ chạy với công suất Min. Công suất thiết kế quá áp của hệ thống là 25bar. Theo tôi nên chọn loại cảm biến 0-10bar để biến tần hoạt động chính xác nhất. Hệ thống cảnh báo quá áp sẽ dùng thêm công tắc áp suất để ngắt bơm trường hợp vượt áp, do hư hỏng thiết bị, hoặc lỗi biến tần,….
  2. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là tín hiệu nào ? Thông thường tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất là tín hiệu Analog 4-20mA, 0-10v, 0-5v, một số trường hợp dùng tín hiệu Modbus để điều khiển PLC, biến tần.
  3. Chân kết nối của cảm biến với hệ thống phải đồng nhất. Các loại cảm biến thông thường dùng kết nối ren hệ Inch. Ví dụ : Ren 1/4″, Ren 1/2 “, có thể là ren thẳng hoặc ren côn.
  4. Chọn cảm biến theo cấp chính xác. Tùy vào yêu cầu kỹ thuật của nhà máy cần giám sát tín hiệu áp suất với độ chính xác như thế nào. Thông thường cac laoị cảm biến áp suất nước, khí nén, độ chính xác < 0.5%. Đối với các loại cảm biến áp suất dùng trong ngành dầu khí thì yêu cầu độ chính xác rất cao. Sai số : 0.1% hoặc 0.065%
Cảm biến áp suất chính xác cao
Hình 2 : Cảm biến áp suất chính xác cao FKG hãng Georgin

Chọn cảm biến áp suất theo ứng dụng (cực kỳ quan trọng)

  1. Các loại cảm biến áp suất dòng cơ bản dùng được cho cả nước và khí nén. Nhưng đối với các môi chất khác có chứa hóa chất thì phải dùng loại cảm biến áp suất chuyên dùng.
  2. Cảm biến áp suất dùng cho ngành thực phẩm. Điều quan trọng nhất cần chú ý đến vấn đề tiêu chuẩn vi sinh. Để đảm bảo yếu tố vi sinh phải dùng loại cảm biến áp suất màng. Tiêu chuẩn kết nối tùy thuộc vào áp suất và chọn loại kết nối phù hợp nhất. Ví dụ như kết nối Clamp hay dùng nhất. Kết nối mặt bích dùng cho áp suất cao,…
  3. Ứng dụng dùng cho môi chất có nhiệt độ cao. Khi dùng cho ứng dụng này thì phải chọn loại cảm biến chịu nhiệt cao hơn mức nhiệt của môi chất. Đối với hơi nước hoặc nước nóng dùng siphon giảm nhiệt. Nhưng ứng dụng cho thực phẩm hoặc hóa chất phải dùng Option cooling (ống giảm nhiệt).
  4. Đối với các ứng dụng dùng cho ngành dầu khí, hoặc khu vực dễ gây cháy nổ thì cảm biến phải đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy nổ phù hợp với từng khu vực cụ thể, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cảm biến áp suất màng dùng cho hóa chất
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Hy vọng qua bài chia sẻ này thì quý anh/chị sẽ hiểu hơn về cách chọn cảm biến áp suất không hề đơn giản. Phải hiểu rõ chi tiết về ứng dụng mới chọn cảm biến phù hợp.
Các bạn có nhu cầu tư vấn về cảm biến áp suất hãy liên hệ với chúng tôi tư vấn miễn phí (không mua không sao).
Nhân viên kỹ thuật & Sale
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn
Web:cambiendoapsuat.vn & prosensor.vn

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ là gì ? Bạn đang tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ nó hoạt động như thế nào? Cảm biến đo nhiệt độ có bao nhiêu loại ? Thiết bị đo nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ dùng trong gia đình và công nghiệp khác nhau như thế nào? Ở bài viết này tôi xin giới thiệu đến các bạn các loại cảm biến đo nhiệt độ được dùng phổ thông nhất.
Cảm biến nhiệt độ : là thiết bị dùng để cảm nhận nhiệt độ tại vị trí cần đo. Mục đích của việc sử dụng thiết bị để đo nhiệt độ là để biết nhiệt độ cần đo tại vị trí cần đo là bao nhiêu độ C.
Tôi lấy ví dụ nhiệt độ cơ thể bình thường của con người là 37ºC. Nhưng khi bị sốt thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 38 ºC – 40 ºC. Trong trường hợp này để theo dõi nhiệt độ cơ thể thì chúng ta dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân
Cảm biến nhiệt độ
Hình 1 : Nhiệt kế điện tử ( Nguồn Internet)

Phân loại cảm biến nhiệt độ như thế nào ?

Nếu chúng ta phân loại cảm biến theo cấu tạo cảm biến khác nhau thì phải nêu ra từng loại tên gì và có cấu tạo ra sao. Việc này làm mất rất nhiều thời gian vì trên thị trường hiện nay có gần 20 loại cảm biến đo nhiệt độ khác nhau.
Tôi phân loại cảm biến nhiệt độ được chia làm 3 loại dựa vào ứng dụng như sau :
  1. Thiết bị đo nhiệt độ dùng cho y tế (hình 1).
  2. Cảm biến đo nhiệt độ dùng cho môi trường (hình 2)
  3. Thiết bị cảm biến đo nhiệt độ dùng cho công nghiệp (hình 3)
Cảm biến nhiệt độ
Hình 2 : Cảm biến nhiệt độ môi trường
Thiết bị cảm biến nhiệt độ dùng trong y tế và cảm biến nhiệt dùng cho môi trường. Có điểm chung là dãy đo nhiệt độ thấp cao nhất 150 độ C. Các ứng dụng này thường đi kèm với màn hình hiển thị nhiệt độ trên cảm biến. Giá thành tương đối rẻ. Do có cấu tạo đơn giản, và hoạt động ở nhiệt độ thấp.

Cảm biến nhiệt độ dùng trong công nghiệp :

+ Phân loại cảm biến theo cấu tạo bên ngoài. Nhìn tổng quan thì cảm biến nhiệt độ dùng trong công nghiệp có 2 loại cơ bản sau : Cảm biến nhiệt loại dây và cảm biến nhiệt loại củ hành.
+ Phân loại theo cấu tạo bên trong : Cảm biến nhiệt điện trở (RTD) và Cảm biến nhiệt cặp nhiệt điện (Thermocouple). Có một điều thú vị là cả 2 loại RTD và Thermocouple điều có cấu tạo bên ngoài là loại dây và loại củ hành. Điều này có nghĩa là cùng một cấu tạo nhìn bên ngoài không phân biệt được loại nào là RTD và Thermocouple. Để phân biệt ta đọc các thông số trên cảm biến các bạn nhé.
Cảm biến đo nhiệt độ
Hình 3 : Cảm biến nhiệt độ công nghiệp
Thiết bị đo nhiệt độ dùng trong nhà máy sản xuất công nghiệp với cấu tạo cơ bản như hình 3. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng với các cấu tạo khác phù hợp với từng yêu cầu đo nhiệt độ cụ thể.
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Bài viết mang tính chất tham khảo về các loại cảm biến nhiệt độ thường dùng trong đời sống hằng ngày và công nghiệp.
Tham khảo thêm các bài viết khác :
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn